Quy định về sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Sổ kế toán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định tại Điều 5 Thông tư 88/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/01/2022), cụ thể như sau:
- Nội dung sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 26 Luật Kế toán và thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử theo quy định tại Điều 26 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng các quy định về việc sửa chữa sổ kế toán tại Điều 27 Luật Kế toán để thực hiện cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây:
STT |
Tên sổ kế toán |
Ký hiệu |
1 |
Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ |
Mẫu số S1- HKD |
2 |
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa |
Mẫu số S2-HKD |
3 |
Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh |
Mẫu số S3-HKD |
4 |
Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN |
Mẫu số S4-HKD |
5 |
Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động |
Mẫu số S5-HKD |
6 |
Sổ quỹ tiền mặt |
Mẫu số S6-HKD |
7 |
Sổ tiền gửi ngân hàng |
Mẫu số S7-HKD |
Mục đích sử dụng, biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật