Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng?
Theo Điều 1 và Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 thì Biên bản hoà giải thành của UBND phường không thuộc đối tượng thi hành án. Điều này có nghĩa là Biên bản hoà giải thành này không được đảm bảo thi hành bằng các chế tài hay sự cưỡng chế nhà nước.
Như vậy, mặc dù nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức có tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh nên chủ động thương lượng hoà giải, nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có quy định nào cụ thể hướng dẫn thi hành khi một hoặc các đương sự không thực hiện.
Về việc khiếu nại đối với việc biên bản hoà giải không được thi hành:
Theo khoản 1, Điều 1, Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, thì công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, bên B chỉ có thể khiếu nại nếu Biên bản hoà giải của UBND Phường được giải quyết sai với quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bên B.
Ngoài ra, theo nội dung ông/bà trình bày và hiệu lực thi hành đối với Biên bản hoà giải hiện nay thì bên B sẽ không có căn cứ để khiếu nại quyết định của UBND Phường.
Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp:
Biên bản hoà giải thành không được bảo đảm thi hành bằng các chế tài hay sự cưỡng chế của nhà nước. Biên bản này chỉ có ý nghĩa về thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án (Theo điểm c, khoản 1, Điều 162, Bộ luật Dân sự năm 2005).
Theo khoản1, Điều 29, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, thì tranh chấp về kinh doanh thương mại trong lĩnh vực xây dựng sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Tranh chấp về kinh doanh thương mại trong lĩnh vực xây dựng không cần bắt buộc phải thông qua hoà giải cơ sở.
Vì vậy trong trường hợp này bên B xác định lại thời hiệu yêu cầu khởi kiện và khởi kiện bên A ra Toà án có thẩm quyền giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật