Chẩn đoán phân biệt Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

Liên quan đến hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Lậu thì Chẩn đoán phân biệt Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

Căn cứ Tiết 2.3.2 Tiểu mục 2.3 Mục 2 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Lậu (Ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021) thì Chẩn đoán phân biệt Bệnh Lậu được quy định như sau:

- Lậu sinh dục:

Nhiễm Chlamydia trachomatis

+ Trùng roi âm đạo (Trichomonas vaginalis)

+ Nấm Candida âm hộ - âm đạo

+ Viêm niệu đạo-sinh dục do Ureaplasma, Mycoplasma.

+ Viêm niệu đạo, âm đạo do các căn nguyên khác: nhiễm khuẩn (E. coli, liên cầu nhóm A, Proteus,…) hoặc không do nhiễm khuẩn (chấn thương, viêm da tiếp xúc kích ứng, các bệnh viêm hệ thống như Behcet,…).

- Lậu hậu môn trực tràng: chẩn đoán phân biệt với viêm trực tràng do các nguyên nhân khác như Chlamydia trachomatis, Herpes simplex, nấm… và các viêm trực tràng hậu môn không do nhiễm trùng.

- Lậu hầu họng: chẩn đoán phân biệt với viêm họng do nguyên nhân khác như liên cầu nhóm A, Mycoplasma, Chlamydia trachomatis, viêm họng do vi rút…

- Viêm kết mạc mắt do lậu ở trẻ sơ sinh: chẩn đoán phân biệt với viêm kết mạc sơ sinh do nguyên nhân khác như tụ cầu, phế cầu, Haemophilus influenzae

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào