Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định?

Liên quan đến hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Lậu thì Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests - NAATs) trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như thế nào?

Căn cứ Tiết 2.2.3 Tiểu mục 2.2 Mục 2 hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Lậu Ban hành kèm theo Quyết định 5165/QĐ-BYT năm 2021 thì Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests - NAATs) trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định như sau:

- Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (hay còn gọi là xét nghiệm khuếch đại gen, trong đó có xét nghiệm PCR) để phát hiện axit nucleic của vi khuẩn lậu.

- Độ đặc hiệu và độ nhạy cao (độ nhạy trên 90%), cao hơn so với nuôi cấy, có thể sử dụng nhiều loại bệnh phẩm như nước tiểu, dịch âm đạo, cổ tử cung và dịch niệu đạo. Các kĩ thuật NAATs khác nhau có độ nhạy khác nhau, bệnh phẩm trực tràng và hầu họng thường có độ nhạy thấp.

- Xét nghiệm NAATs phổ biến nhất hiện nay là Real time PCR đa mồi, thường kết hợp chẩn đoán cùng lúc hai bệnh lậu và Chlamydia.

- Hạn chế: không cung cấp được thông tin về tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.

Theo đó, Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic (Nucleic acid amplification tests - NAATs) trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu (hay còn gọi là xét nghiệm khuếch đại gen, trong đó có xét nghiệm PCR) để phát hiện axit nucleic của vi khuẩn lậu.

Trân trọng!

Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định?

Phương pháp Xét nghiệm khuếch đại axit nucleic trong xét nghiệm cận lâm sàng đối với Bệnh Lậu được quy định? (Hình từ Internet)

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lậu

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào