Dân quân tự vệ có được miễn đi nghĩa vụ quân sự hay không?

Theo quy định thì dân quân tự vệ có được miễn đi nghĩa vụ quân sự hay không? Nhờ hỗ trợ quy định cụ thể.

Công dân sẽ được miễn gọi nhập ngũ khi thuộc một trong các trường hợp sau (Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015):

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Theo đó, dân quân tự vệ không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, dân quân tự vệ nếu là dân quân thường trực sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 (Dân quân thường trực là một bộ phận của dân quân tự vệ).

Ngoài ra, Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 cũng quy định công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:

a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;

...

Như vậy, nếu dân quân tự vệ là dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ theo quy định trên thì cũng sẽ được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự (không phải đi nghĩa vụ quân sự nữa).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ

Nguyễn Đăng Huy

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào