Quyền tự bảo vệ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Thế nào là quyền tự bảo vệ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về quyền tự bảo vệ của các chủ thể nói trên?

Quyền tự bảo vệ là quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghịêp áp dụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình.

Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về quyền tự bảo vệ của các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ:

Thứ nhất, áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền  sở hữu công nghiệp lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm; sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

Thứ hai, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Thứ ba, yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm bằng các thông báo bằng văn bản cho ngưòi có hành vi xâm phạm quyền.

Thứ tư, khởi kiện ra Toà án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/seatimes.com.vn

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền tự bảo vệ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào