NLĐ không làm "3 tại chỗ" có được hỗ trợ gì hay không?
Theo Nghị quyết 126/NQ-CP năm 2021 (sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021) có quy định như sau:
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương;
Có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương tính từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
Và thuộc một trong các trường hợp sau: phải điều trị COVID-19, cách ly y tế, trong các khu vực bị phong tỏa, không thể đến địa điểm làm việc do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19; do người sử dụng lao động bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc có trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch COVID-19 được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 01 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 01 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
Như vậy, số NLĐ không thực hiện "3 tại chỗ" do đó công ty cho nghỉ không lương thì trường hợp này có thể xem là bố trí lại sản xuất, lao động để phòng, chống dịch Covid-19. Cho nên, NLĐ vẫn có thể được nhận hỗ trợ này nếu đáp ứng các điều kiện còn lại, gồm:
- Đang làm việc theo HĐLĐ, đang tham gia BHXH bắt buộc ngay trước khi nghỉ không lương;
- Nghỉ từ 15 liên tục trở lên trong khoảng 1/5/2021 đến 31/12/2021.
Chị vui lòng đối chiếu để thực hiện đúng.
Bên cạnh đó, mời chị tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn NLĐ nghỉ không lương nhận tiền hỗ trợ Covid-19 (CHI TIẾT)
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật