Những phương pháp kiểm tra đối với sản phẩm mũ cứng (trang phục của Dân quân tự vệ)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822:2021 trang phục dân quân tự vệ Ban hành kèm theo Thông tư 94/2021/TT-BQP, theo đó Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/QS 1822-2:2021 trang phục dân quân tự vệ - Phần 2: Mũ cứng, theo đó Mục 4 Phương pháp kiểm tra đối với sản phẩm mũ cứng như sau:
4.1 Tỷ lệ kiểm tra
Kiểm tra theo xác suất cho từng lô hàng, lấy mẫu ngẫu nhiên từ 5 % đến 10 % số lượng sản phẩm trong lô hàng để kiểm tra.
4.2 Kiểm tra yêu cầu chung
4.2.1 Kiểm tra ngoại quan
Kiểm tra ngoại quan bằng mắt thường phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.1.
4.2.2 Kiểm tra nguyên liệu
Nguyên liệu sản xuất phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Kiểm tra chủng loại, chất lượng nguyên vật liệu thông qua giấy chứng nhận hợp chuẩn; phiếu chứng nhận hợp cách hoặc biên bản kiểm tra chất lượng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.1.2.
4.3 Kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật
Dùng phương tiện đo, kiểm tra được quy định tại Bảng A.1 Phụ lục A, kiểm tra chỉ tiêu kỹ thuật của mũ cứng. Kết quả kiểm tra phải đạt yêu cầu theo quy định tại 3.2:
- Xác định các thông số kích thước của mũ thành phẩm: Dùng thước dây;
- Xác định khối lượng mũ: Dùng cân đĩa;
- Xác định độ bám dính vải - cốt:
+ Soạn mẫu: Bản ngang 25 mm, chiều dài làm việc 60 mm;
+ Thử trên máy đo sức bền vật liệu, có tốc độ kéo 200 mm/min, khoảng cách ngàm kéo 100 mm;
+ Cặp mẫu lên máy sao cho mặt bị bóc hướng về phía người thao tác. Phần vải cặp vào ngàm dưới.
- Xác định lực bám dính vải viền:
+ Soạn mẫu theo nguyên bản của viền; chiều dài làm việc 60 mm;
+ Phương pháp kiểm tra bám dính như xác định độ bám dính của vải - cốt.
- Xác định độ thấm nước: Xác định (nguyên mũ) trên máy phun mưa, có lưu lượng nước 1 000 mL/min, thời gian 6 h, ở nhiệt độ bình thường, sau đó để ráo nước 1 h. Dùng cân có độ chính xác đến 0,5 g để cân;
- Xác định lực nén mũ đến rạn (phá hủy): Theo phương pháp nén (nguyên mũ) trên máy nén uốn kim loại.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy