Bị rớt môn khi học đại học theo tín chỉ thì phải học lại hay được thi lại?
Tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể:
Đào tạo theo tín chỉ:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì trường hợp sinh viên đại học theo hệ thống tín chỉ khi kết quả học không đạt sẽ bắt buộc phải thực hiện việc học lại mà không được thi lại.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật