NLĐ đang làm việc tại nhà có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 hay không?

Cho em hỏi, em được công ty cho làm việc tại nhà từ tháng 5 đến nay đã được hơn 4 tháng. Công ty vẫn trả lương và đóng BHXH hàng tháng. Vậy em có được nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN theo Nghị quyết 116 hay không?

Theo Mục II Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 có quy định về hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, trong đó đối tượng áp dụng bao gồm:

(1) Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).

(2) Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.

Như vậy, đối với NLĐ tham gia BHTN tại thời điểm ngày 30/9/2021 (không thuộc các trường hợp làm việc nêu trên) thì sẽ được nhận hỗ trợ từ Quỹ BHTN.

Theo đó, trường hợp của chị làm việc tại nhà và vẫn được công ty đóng BHXH hàng tháng (trong đó được hiểu là đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT). Do đó, chị thuộc đối tượng(1).

Về mức hưởng sẽ được dựa trên thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ. Cho nên, chị thể tải app VssID để tra cứu hoặc liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn chi tiết.

Mời chị tham khảo thêm bài viết sau: 

Nhận trợ cấp từ Quỹ BHTN thì có bị mất thời gian đóng BHTN không?

Thời hạn bắt đầu nhận hồ sơ hưởng hỗ trợ của Quỹ BHTN là khi nào?

Đang làm hồ sơ nhận TCTN thì có được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116 không?

Đã nhận tiền TCTN thì có được hưởng hỗ trợ từ Quỹ BHTN không?

Nghỉ việc từ 2019 nhưng chưa nhận BHTN thì có được nhận hỗ trợ Nghị quyết 116?

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào