Người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ kế toán có bắt buộc phải hành nghề liên tục không?
Tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 296/2016/TT-BTC, có quy định:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng).
Và tại Điều 9 Thông tư có quy định về những trường hợp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị:
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết thời hạn.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán bị thu hồi.
3. Trong thời gian kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
4. Kế toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
5. Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hết thời hạn hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
6. Giấy phép lao động tại Việt Nam của kế toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
7. Kế toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề dịch vụ kế toán.
8. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán nơi kế toán viên hành nghề đăng ký hành nghề bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập, bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.
9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án một trong các tội xâm phạm quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán; người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
10. Kế toán viên hành nghề bị chết, mất tích
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc ngừng hành nghề dịch vụ kế toán không đương nhiên làm hết giá trị của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Vậy nên, nếu chỉ ngừng việc mà không thuộc các trường hợp theo quy định nêu trên thì Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của bạn vẫn đang có hiệu lực.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật