Quy định về bảo toàn vốn của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam
Bảo toàn vốn của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam được quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 62/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Công ty theo quy định.
- Việc bảo toàn vốn của Công ty được thực hiện bằng các biện pháp sau đây:
+ Thực hiện quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo đúng quy định của pháp luật;
+ Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật;
+ Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan;
+ Các biện pháp khác về bảo toàn vốn của Công ty theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ hàng năm DATC phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Công ty như sau:
+ Sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp không phát sinh lỗ hoặc có lãi, doanh nghiệp bảo toàn vốn. Lãi, lỗ làm căn cứ đánh giá mức độ bảo toàn vốn là số chênh lệch giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trừ (-) các khoản giảm trừ doanh thu trừ (-) tổng các khoản chi phí phát sinh;
+ Trường hợp sau khi trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Điều 8 Quy chế này, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ (bao gồm trường hợp còn lỗ lũy kế), Công ty không bảo toàn được vốn.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật