Bị công ty sa thải trái luật thì kiện ở tòa án nào?
Căn cứ xác định: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Bộ luật Lao động 2019.
Điểm a Khoản 1 Điều 32 Bộ luật Tố tụng và Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động có quy định: Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
...
Điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
...
Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
...
Như vậy, từ các quy định trên thì trường hợp NLĐ bị công ty xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải trái pháp luật thì NLĐ khởi kiện ở Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy