Việc đặt cọc có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, có quy định về đặt cọc như sau:
- Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
=> Theo quy định nêu trên thì việc đặt cọc không bắt buộc phải lập thành hợp đồng. Việc đặt cọc không bắt buộc các bên phải có công chức, chứng thực. Do đó, khi hợp đồng đặt cọc đã đáp ứng các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch, mục đích và nội dung giao dịch thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực. Thỏa thuận miệng cũng được bạn nhé, nhưng khi xảy ra tranh chấp thì phải chứng minh được.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Mua đất có bắt buộc phải đặt cọc không?
Hợp đồng đặt cọc mua đất có cần công chứng, chứng thực không?
Thư Viện Pháp Luật