Lập di chúc có cần sự đồng ý của tất cả các con hay không?
Căn cứ Điều 624 và Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Đồng thời, người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, di chúc là văn bản được lập ra khi một người có tài sản và muốn để tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết. Do đó, nguyên tắc cha, mẹ có toàn quyền định đoạt tài sản của mình mà không phụ thuộc vào con cái của mình.
Lưu ý: (Nếu phát sinh trường hợp đồng sở hữu) việc lập di chúc còn tùy thuộc vào tài sản mà ba mẹ lập di chúc. Trong một số trường hợp vẫn cần phải có sự đồng ý của các con như tài sản là đất cấp cho hộ gia đình thuộc sở hữu chung thì vẫn phải cần sự đồng ý của các con.
Trân trọng!
Lê Bảo Y