Nghỉ ốm đau có được tính vào thời gian để hưởng phụ cấp chuyển vùng hay không?
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP có quy định về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu như sau:
Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
Và tại Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, trong đó:
Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định này, gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.
Đồng thời, theo Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian nghỉ chế ốm đau là một trong những chế độ trợ cấp của bảo hiểm xã hội. Do đó, thời gian nghỉ ốm đau sẽ không được tính vào thời gian làm việc thực tế để hưởng chế độ trợ cấp một lần khi chuyển vùng KT-XH đặc biệt khó khăn.
Cho nên, chị có thể trừ đi thời gian chị nghỉ chế ốm đau. Sau đó, đối chiếu thời gian làm việc thực tế với quy định trên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật