Giáo viên đóng mấy năm BHXH thì mới được hưởng phụ cấp thâm niên?
Theo Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định phụ cấp thâm niên nhà giáo được áp dụng cho:
Nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:
Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
Như vậy, chị đang là viên chức dạy tại trường tiểu học công lập thì chị thuộc đố tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:
Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Từ quy định trên thì giáo viên tham gia giảng dạy có đóng BHXH bắt buộc từ đủ 05 năm (60 tháng) thì sẽ được tính phụ cấp thâm niên. Do đó, trường hợp này chị có thể đủ điều kiện để được hưởng phụ cấp này.
Lưu ý: nếu trong thời gian này chị không có thời gian không tính hưởng phụ cấp như tập sự, nghỉ việc riêng trên 01 tháng,... Khoản 2 Điều 3 Nghị định này). Cho nên, chị có thể đối chiếu quy định trên với trường hợp cụ thể của mình.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật