Phụ nữ sau sinh có được hiến máu không?
Căn cứ Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì người hiến máu phải đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe như sau:
Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng; không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ); không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người; không nghiện ma tuý, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật; không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu.
Ngoài ra, Điều 5 Thông tư này cũng quy định việc trì hoãn hiến máu như sau:
- Những người phải trì hoãn hiến máu trong 12 tháng kể từ thời điểm:
+ Phục hồi hoàn toàn sau các can thiệp ngoại khoa;
+ Khỏi bệnh sau khi mắc một trong các bệnh sốt rét, giang mai, lao, uốn ván, viêm não, viêm màng não;
+ Kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn hoặc tiêm, truyền máu, chế phẩm máu và các chế phẩm sinh học nguồn gốc từ máu;
+ Sinh con hoặc chấm dứt thai nghén.
- Những người phải trì hoãn hiến máu trong 06 tháng kể từ thời điểm:
+ Xăm trổ trên da;
+ Bấm dái tai, bấm mũi, bấm rốn hoặc các vị trí khác của cơ thể;
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì phụ nữ sau sinh trong thời gian 1 năm kể từ thời điểm sinh em bé, người đó phải thực hiện việc hoãn hiến máu.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật