Hằng năm UBND tỉnh có trách nhiệm gì trong rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo?
Theo Khoản 1 Điều 10 Quyết định 24/2021/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 01/09/2021) quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, trong đó:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
-Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Cục Thống kê, Ngân hàng Chính sách xã hội, cơ quan, đơn vị liên quan.
Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn.
+ Tổ chức tập huấn quy trình và bộ công cụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.
+ Chỉ đạo, tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn; theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện.
- Ban hành và chỉ đạo triển khai kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện kế hoạch rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổng hợp, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn và báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 7 Quyết định này.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc rà soát, quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình trên địa bàn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật