Yêu cầu về mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng trong quy hoạch xây dựng

Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng trong quy hoạch xây dựng phải đảm bảo yêu cầu nào? Mong sớm nhận 

Mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng trong quy hoạch xây dựng phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2.9.3.3 QCVN 01:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD, cụ thể như sau:

- Đối với những đô thị từ loại III trở lên phải tổ chức mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng. Các loại hình giao thông công cộng gồm có: đường sắt đô thị, xe buýt, tàu thủy (nếu có);

- Khoảng cách giữa các tuyến giao thông công cộng tối thiểu là 600 m và tối đa là 1 200 m (ở khu trung tâm đô thị tối thiểu là 400 m). Khoảng cách đi bộ từ nơi ở, nơi làm việc, nơi mua sắm, vui chơi giải trí... đến ga, bến công cộng tối đa là 500 m;

- Mật độ mạng lưới giao thông công cộng phụ thuộc vào cơ cấu quy hoạch đô thị, tối thiểu phải đạt 2 km/km2 đất xây dựng đô thị. Khoảng cách giữa các bến giao thông công cộng trong đô thị được quy định như sau: đối với bến xe buýt, tàu điện tối đa là 600 m; đối với bến xe buýt nhanh (BRT), đường sắt đô thị (tàu điện ngầm; tàu điện mặt đất hoặc trên cao) tối thiểu là 800 m;

- Tại chỗ giao nhau giữa các tuyến đường có phương tiện giao thông công cộng, phải bố trí trạm chuyển xe từ phương tiện này sang phương tiện khác với chiều dài đi bộ < 200 m;

- Bến xe buýt và tàu điện trên đường chính phải bố trí cách chỗ giao nhau ít nhất 20 m. Chiều dài bến xe một tuyến, chạy một hướng ít nhất 20 m, trên tuyến có nhiều tuyến hoặc nhiều hướng phải tính toán cụ thể, nhưng không ngắn hơn 30 m. Chiều rộng bến ít nhất 3 m.

Trân trong.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào