Kích cá bằng điện trong ao của gia đình có bị xử phạt hành chính không?
Tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Trong đó có:
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản."
=> Như vậy, theo quy định nêu trên việc sử dụng xung điện, dòng điện là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản.
Tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, có quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá. Ngoài ra, còn bị tịch thu công cụ kích điện dùng để khai thác thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác theo quy định của pháp luật.
=> Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì tất cả hành vi khai thác thủy sản tại môi trường tự nhiên hay tại ao nuôi của gia đình đều bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản.
Tại quy định trước đây, cụ thể tại Nghị định 103/2013/NĐ-CP thì cá nhân có hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. (trừ hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này và việc sử dụng kích điện tại ao nuôi để thu hoạch thủy sản).
=> Đối với quy định cũ thì chỉ xử phạt khi sử dụng kích điện hay công cụ bằng điện để khai thác thủy sản tại môi trường tự nhiên.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật