Điều kiện đình chỉ trong thi hành án dân sự
1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên. Trong thời gian hoãn thi hành án do có sự đồng ý của người được thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án”.
- Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền”.
Như vậy, nếu đơn xin hoãn của bên được thi hành án đáp ứng đúng quy định của pháp luật thì Chấp hành viên ra quyết định hoãn thi hành án là đúng quy định, vì pháp luật không quy định việc hoãn kê biên trong thi hành án dân sự.
2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 48 Luật Thi hành án dân sự quy định “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại khoản 1 Điều này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án”.
Như vậy, trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự không thể ra quyết định thu phí và quyết định đình chỉ thi hành án ngay được, mà Chấp hành viên nên hướng dẫn cho bên được thi hành án làm đơn yêu cầu tiếp tục thi hành án để Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án đối với vụ việc trên, sau đó mới nhận đơn của người được thi hành án về việcrút đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thu phí thi hành án sau đó mới căn cứ Điều 50 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định.
Thư Viện Pháp Luật