Ngân hàng Phát triển được dùng vốn hoạt động để làm gì?
Theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2021/NĐ-CP có quy định về sử dụng vốn và tài sản Ngân hàng Phát triển, trong đó:
Ngân hàng Phát triển được sử dụng vốn hoạt động để:
- Thực hiện chính sách tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển và quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Cấp hỗ trợ sau đầu tư theo quy định của pháp luật đối với các Hợp đồng phát sinh trước thời điểm Nghị định 32/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;
- Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
- Ủy thác cho các tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật;
- Cho vay theo ủy quyền/ủy thác, cấp phát vốn theo ủy thác; bảo lãnh theo ủy quyền/ủy thác;
- Ủy thác, nhận ủy thác cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật;
- Góp vốn, thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển;
- Đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của Nghị định này;
- Sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng Phát triển lựa chọn tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để gửi tiền đảm bảo an toàn, không để mất vốn;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật