Quy định về Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước như thế nào?
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định về phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước như sau:
1. Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
2. Phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước.
4. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế: đất thương mại - dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất đô thị; đất giao thông; đất thủy lợi và chuyên đề về các khu: sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp; du lịch; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; phát triển công nghiệp: đô thị; thương mại - dịch vụ; dân cư nông thôn); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm trước.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước được quy định ra sao?
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước được quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
4. Xây dựng báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
5. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, ban đồ sau hội thảo.
6. Đánh giá, nghiệm thu.
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước
Theo Điều 14 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định về phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước như sau:
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Tình hình thực hiện;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;
b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá kết quả chuyển mục đích sử dụng đất.
5. Đánh giá những mặt được, tồn tại và nguyên nhân trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
6. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối quốc gia.
7. Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông); bản đồ kết quả rà soát kế hoạch sử dụng đất kỳ trước quốc gia.
8. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
9. Đánh giá, nghiệm thu.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật