Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư được quy định thế nào?
Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP có quy định việc báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.
2. Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài hằng năm.
3. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công Lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;
c) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;
đ) Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
d) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
5. Chủ sử dụng dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau;
a) Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án;
b) Báo cáo đánh giá tác động dự án.
6. Nhà đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;
d) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.
7. Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP lập và gửi cơ quan ký kết hợp đồng dự án và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện.
8. Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác lập và gửi cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư của địa phương nơi thực hiện dự án đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;
c) Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có);
9. Nhà đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính và cơ quan đại diện Việt Nam tại nước tiếp nhận đầu tư các loại báo cáo sau:
a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: 6 tháng và cả năm;
b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (đối với trường hợp điều chỉnh dự án dẫn đến phải điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư);
c) Báo cáo đánh giá kết thúc.
10. Chế độ báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Ban giám sát đầu tư của cộng đồng định kỳ hằng quý báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các vấn đề vi phạm hoặc có các kiến nghị khác về các chương trình, dự án trong quá trình giám sát đầu tư của cộng đồng, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tổng hợp trình Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để gửi kiến nghị tới các cơ quan liên quan;
b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã định kỳ hằng năm tổng hợp kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh định kỳ hằng năm tổng hợp, lập báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Thời hạn báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư:
a) Chủ chương trình, chủ đầu tư và nhà đầu tư:
- Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
- Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.
b) Cơ quan đăng ký đầu tư: Gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
c) Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp nhà nước: Gửi báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể hàng năm trước ngày 01 tháng 3 năm sau.
d) Thời hạn báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Ban giám sát đầu tư của cộng đồng gửi báo cáo trước ngày 10 của tháng đầu quý tiếp theo;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 02 năm sau.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư năm trước ngày 31 tháng 3 năm sau,
12. Nội dung báo cáo thực hiện theo quy định tương ứng tại Chương VI, VII và VIII Nghị định này.
13. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy