Quy định về xác nhận thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng hình sự
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BTP (Có hiệu lực từ 15/07/2021) quy định việc xác nhận thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia TTHS, theo đó:
Thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận;
- Thời gian thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hoặc do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều này do cơ quan hoặc tổ chức hoặc cá nhân mà người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp làm việc xác nhận;
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này do người bị buộc tội hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cán bộ Đồn Biên phòng; Nhà tạm giữ; Trại tạm giam; Trại giam xác nhận;
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm e khoản 1 Điều này do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm g khoản 1 Điều này do người tiến hành tố tụng hoặc Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm h, k, l khoản 1 Điều này do Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian thực hiện hoạt động quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật