Sinh viên từng học lại điểm thì bằng có được xếp loại giỏi?

Cho hỏi: Trường hợp sinh viên trong quá trình học có 1 môn không qua phải học lại thì khi xếp loại bằng cấp thì có được loại giỏi không? 

Tại Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 24/2019/TT-BGDĐT, có quy định:

- Xếp loại tốt nghiệp được xác định trên cơ sở điểm trung bình chung theo tín chỉ của toàn khóa học theo thang điểm 4 được quy định tại Điều 29, Điều 30 Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thập phân, như sau:

+ Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,60 đến 4,00;

+ Loại giỏi: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 3,20 đến 3,59;

+ Loại khá: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,50 đến 3,19;

+ Loại trung bình: Điểm trung bình chung theo tín chỉ từ 2,00 đến 2,49.

- Người học có điểm xếp loại tốt nghiệp đạt từ loại giỏi trở lên sẽ bị giảm đi một mức xếp loại tốt nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có một môn học, học phần trở lên trong khóa học phải thi lại, học lại hoặc có ít nhất một trong một số học phần chuyên môn có khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đương với khối lượng kiến thức, kỹ năng của chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp phải thi lại hoặc phải bảo vệ lại chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp; hoặc có ít nhất một môn học, học phần bị điểm D sau khi quy đổi sang điểm chữ trong đào tạo theo tín chỉ được quy định tại Điều 30 Quy chế này.

+ Bị nhà trường kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học tập tại cơ sở đào tạo giáo viên.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên trường hợp trong quá trình theo học tại trường mà sinh viên có một môn học phải học lại thì nếu đạt loại giỏi và suất sắc thì sẽ bị hạ một mức xếp loại. Nên nếu sinh viên đó xếp loại xuất sắc thì sẽ đạt loại giỏi, còn nếu đạt loại giỏi thì sẽ bị hạ xuống loại khá.

Trân trong.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục đại học

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào