Điều chỉnh vốn điều lệ tại DN Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như thế nào?
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 36/2021/TT-BTC (Có hiệu lực từ ngày 10/07/2021) quy định việc điều chỉnh vốn điều lệ tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
- Đối với doanh nghiệp thành lập mới, căn cứ Đề án thành lập doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền quyết định và số vốn nhà nước thực cấp (đối với doanh nghiệp thành lập mới không có dự án đầu tư xây dựng), vốn nhà nước đã cấp theo quyết toán công trình hoàn thành được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với doanh nghiệp thành lập mới trên cơ sở bàn giao dự án đầu tư xây dựng) để ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp, Doanh nghiệp thực hiện đăng ký mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thành lập bằng mức vốn thực tế đã cấp và đầu tư của nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp đang hoạt động, việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP , khoản 4 Điều 1 Nghị định số 32/2018/NĐ-CP và khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Các doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt từ năm 2020 trở về trước phải rà soát, xây dựng phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo quy định tại khoản 21 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi xác định chỉ tiêu “vốn điều lệ đã được phê duyệt gần nhất trước thời điểm xác định lại” quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2015/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , doanh nghiệp căn cứ vào vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31/12/2020 đã thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định, vốn chủ sở hữu thực có được xác định bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu (mã số 411), Quỹ đầu tư phát triển (mã số 418) và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mã số 422) trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khi xác định vốn điều lệ không xác định nguồn bổ sung vốn điều lệ lừ Ngân sách nhà nước và Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP , cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước, việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, đồng thời thực hiện hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quy định hiện hành.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật