Quy định về việc tổ chức lễ khai mạc trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021-2026

Hiện đang là trưởng thôn. Để phục vụ cho công tác bầu cử sắp tới. Cho hỏi: Việc tổ chức lễ khai mạc trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định ra sao? 

Việc tổ chức lễ khai mạc trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 1/2021/TT-BNV, cụ thể như sau:

a) Thành phần tham dự lễ khai mạc:

- Các thành viên Tổ bầu cử, những người có nhiệm vụ liên quan đến công tác bầu cử;

- Đại diện cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể ở địa phương;

- Đại diện cử tri là người cao tuổi, người có công với cách mạng và chức sắc tôn giáo trong khu vực (nếu có);

- Cử tri đến dự lễ khai mạc;

- Phóng viên báo, đài (nếu có).

b) Trình tự tổ chức lễ khai mạc:

Lễ khai mạc phải được tổ chức trang trọng, thời gian khoảng 15 đến 20 phút, do Tổ trưởng Tổ bầu cử chủ trì theo nội dung và trình tự sau đây:

- Chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Đọc diễn văn khai mạc.

- Đọc nội quy phòng bỏ phiếu.

- Kiểm tra hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ trước sự chứng kiến của cử tri; mời 2 cử tri không phải là những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ứng cử tại khu vực bỏ phiếu chứng kiến việc kiểm tra hòm phiếu, sau đó niêm phong hòm phiếu chính, hòm phiếu phụ theo quy định.

- Sau khi thực hiện thủ tục niêm phong hòm phiếu, Tổ trưởng Tổ bầu cử tuyên bố cuộc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bắt đầu.

- Tổ bầu cử phải bố trí thành viên Tổ bầu cử thường trực bên hòm phiếu làm nhiệm vụ hướng dẫn cử tri bỏ phiếu và bảo vệ hòm phiếu.

Trân trọng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại biểu Quốc hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào