Giữ bình xịt hơi cay theo người để phòng vệ có vi phạm?

Giữ bình xịt hơi cay theo người để phòng vệ có vi phạm pháp luật?

Theo Pháp lệnh số 16/2011/UHTVQH12 ngày 30/06/2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, bình xịt hơi cay được xác định là một trong “các công cụ hỗ trợ” (điểm b, khoản 9, điều 3 của Pháp lệnh).

Theo quy định tại điều 19, Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 5/4/2012 quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, chỉ những đối tượng sau mới được trang bị công cụ hỗ trợ:

a) Quân đội nhân dân; Dân quân tự vệ.

b) Công an nhân dân.

c) An ninh hàng không.

d) Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của hải quan, đơn vị hải quan cửa khẩu, Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường.

đ) Ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

e) Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.

g) Câu lạc bộ, Trường, Trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động.

h) Cơ quan thi hành án dân sự.

i) Thanh tra chuyên ngành Thủy sản, lực lượng kiểm ngư.

k) Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

Do đó, việc một cá nhân, không thuộc các trường hợp được phép sử dụng công cụ hỗ trợ liệt kê trên đây, mà tàng trữ bình xịt hơi cay là hành vi phạm pháp luật. Công dân không được phép tàng trữ, sử dụng, mượn, thuê, mua, bán… loại công cụ này dưới bất kỳ hình thức và mục đích nào. Nếu vi phạm thì tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo hành chính hoặc hình sự.

Nguồn: Công ty Luật Vinabiz/ Nguoiduatin.vn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào