Bị lé có học bằng B2 được hay không?
Theo Phụ lục 1 Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, trong đó người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng:
STT | CHUYÊN KHOA |
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1) |
NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1) |
NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) |
III |
MẮT |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
|
|
Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop. |
||
|
|
- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°. - Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°. - Bán manh, ám điểm góc. |
||
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
||
|
Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. |
Song thị. |
||
|
|
Các bệnh chói sáng. |
||
|
|
Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà). |
Như vậy, nếu bạn thuộc một trong những tình trạng nêu trên thì bạn sẽ không đủ điều kiện sức khỏe để học lái xe hạng B2. Bên cạnh đó, bạn bị lé nên bạn cần đi khám sức khỏe để được kết luận chính xác nhất.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật