Cửa hàng kinh doanh mà không đăng ký cũng như không ký HĐLĐ bị phạt bao nhiêu?

Em có làm việc cho một cửa hàng kinh doanh về san hô và cá cảnh biển, tuy nhiên cửa hàng đó không đăng ký kinh doanh cũng như không có hợp đồng với nhân viên. Vậy cửa hàng trên mắc vào những tội gì và chịu mức phạt như thế nào?

Trước hết, việc kinh doanh mà không đăng ký là vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có quy định chi tiết về 06 trường hợp không phải đăng ký kinh doanh gồm:

- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Như vậy, cửa hàng phải đăng ký kinh doanh theo đúng quy định. Kinh doanh không có giấy phép sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 30 triệu đồng theo Điểm c Khoản 4 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.

Thứ hai, việc tuyển dụng mà không ký HĐLĐ.

Trường hợp tuyển người lao động làm công việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên, NLĐ phải giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động. Nếu không công ty có thể bị phạt từ 4 đến 50 triệu đồng.

Theo Khoản 1 và Khoản 3c Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP) thì:

Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tiền từ 2 đến 25 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động. Mức phạt cụ thể:

- Từ 2 đến 5 triệu đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 5 đến 10 triệu đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 10 đến 15 triệu đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 15 đến 20 triệu đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 20 đến 25 triệu đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào