Có phải báo trước cho người lao động khi trả lương trễ?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
Khoản 4 Điều này cũng xác định:
Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, về nguyên tắc, doanh nghiệp không được quyền trả lương chậm cho người lao động so với kỳ trả lương hàng tháng trừ trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, quy định này lại chưa nêu rõ như thế nào là trường hợp bất khả kháng. Do đó, cần đợi thêm hướng dẫn của Nghị định.
Còn nghĩa vụ thông báo, quy định này cũng không đề ra nghĩa vụ thông báo của doanh nghiệp khi trả lương chậm do rơi vào trường hợp bất khả kháng. Do vậy, nếu thuộc các trường hợp này thì việc không thông báo của doanh nghiệp vẫn phù hợp với quy định.
Lưu ý: nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật