Quy trình giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương như thế nào?
Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 147/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 05/02/2021) thì nội dung này được quy định như sau:
- Hội đồng giải thể xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân thông qua. Phương án giải thể bao gồm các nội dung sau:
+ Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, trừ trường hợp Quỹ đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ.
+ Phương án thanh lý tài sản, xử lý nguồn vốn điều lệ, các khoản cho vay và đầu tư đang thực hiện và thanh toán các khoản nợ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
+ Phương án chuyển giao các khoản nhận ủy thác của các tổ chức ủy thác.
+ Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
+ Điều khoản chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
- Sau khi phương án giải thể được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính và công bố việc giải thể trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương.
- Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực:
+ Quỹ đầu tư phát triển địa phương có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 46 Nghị định này.
+ Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 47 Nghị định này.
- Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi Quỹ đầu tư phát triển địa phương đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thời gian giải thể Quỹ đầu tư phát triển địa phương không quá 02 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định gia hạn thời gian giải thể nhưng tối đa không quá 01 năm.
Trân trọng!