Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của biên phòng Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của biên phòng Việt Nam như sau:
- Hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
+ Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;
+ Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội một số địa bàn ở khu vực biên giới diễn biến phức tạp; địa bàn ngoại biên, khu vực biên giới đang tiến hành diễn tập quân sự, an ninh, trật tự, xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới của nước có chung đường biên giới đề nghị;
+ Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
- Thẩm quyền quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được quy định như sau:
+ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, báo cáo ngay Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
Trân trọng!
Lê Bảo Y