Thẩm phán có được bắt tay bị cáo không?

Cư dân mạng đang xôn xao vấn đề việc một thẩm phán bắt tay bị cáo sau xét xử. Nhờ luật sư làm rõ vấn đề Thẩm phán có được bắt tay bị cáo không?

Khoản 2 Điều 10 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán Ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 quy định:

Những việc Thẩm phán không được làm:

- Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;

- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;

- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;

- Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;

- Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;

- Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;

- Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;

- Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mặt khác, sơ đồ vị trí của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa, phiên họp trong phòng xử án được thực hiện theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-TANDTC. Vị trí các bên như sau:

- Vị trí của Hội đồng xét xử (Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn) được bố trí trên bục cao nhất, phía dưới Quốc huy;

- Vị trí của bị cáo được bố trí phía sau bục khai báo của bị cáo.

Như vậy, mặc dù không có quy định rõ về việc thẩm phán không được bắt tay bị cáo, tuy nhiên tại phiên tòa thì vị trí đứng của mỗi bên đã có sự phân định. Mặt khác, trong những việc không được làm thì thẩm phán không được: Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

Rõ ràng tại phiên Tòa lúc này thẩm phán đang nhân danh nhà nước thực hiện quyền tư pháp, nếu bắt tay bị cáo lúc này thì sẽ làm ít nhiều ảnh hưởng đến sự vô tư, khách quan của vụ án. Chính vì vậy, lồng ghép các quy định trên thì nếu thẩm phán có hành động bắt tay bị cáo tại phiên tòa xét xử sẽ không phù hợp.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm phán

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào