Có cho phép người điều khiển phương tiện giao thông đóng phạt tại chổ hay không?

Xin chào luật sư! Tôi có một tình huống khi tham gia GT như sau, và mong luật sư giúp tôi giải đáp: Vừa rồi tôi có lái xe từ Tây Ninh về TPHCM, đường về có đoạn được chia làm 2 làn đường dành cho xe ôtô và xe máy. Vạch kẻ đường là vạch đứt đoạn. Chạy được một quãng thì tôi xin lấn tuyến để vượt lên trên phía trước và có bật xi nhan xin nhường đường (lúc này bên làn xe máy lưu thông bình thường nhưng số lượng khá đông), nhưng đã bị CSGT xử phạt. Câu hỏi số 1: Trong trường hợp trên thì CSGT có được quyền xử phạt hay không? Câu hỏi thứ 2: Theo như luật giao thông hiện nay thì có cho phép người điều khiển phương tiện giao thông đóng phạt tại chổ hay không? Và nếu có thì trong trường hợp nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư.

 

Căn cứ khoản 1 điều 13 Luật giao thông đường Bộ năm 2008 thì: “Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn”. 

Trong trường hợp này anh đã có bật xi nhan xin đường nên về phần xin đường anh hoàn toàn đúng pháp luật.

Ngoài ra căn cứ theo Phụ lục H của Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN41:2012/BGTVT thì khi điều khiển giao thông trên đường có vạch tín hiệu giao thông cho đường có tốc độ <=60/km có ba loại vạch người đi đường không được đè lên vạch:  

_ Vạch liền phân chia hai dòng phương tiện đi ngược chiều nhau

_ Hai vạch liền phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên

_ Vạch kép( một vạch liền một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2, 3 làn xe chạy

Như vậy thì người lái xe bên vạch đứt quãng vẫn có thể đè lên vạch đứt quãng để vượt xe lên trước.

Do đó trong trường hợp này thì cảnh sát giao thông không có quền xử phạt anh vì anh có quyền đè vạch đứt để xin vượt lên phía trước.

Câu hỏi 2:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 thì công an giao thông có quyền xử lý vi phạm tại chỗ và người vi phạm có thể đóng phạt tại chỗ như sau:

“ Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ”.

Như vậy, người điều khiển giao thông nếu vi phạm mà lỗi vi phạm có khung xử phạt dưới 250000 đối với cá nhân và dưới 500000 đối với tổ chức thì có thể nộp phạt tại chỗ.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật Dragon để phục vụ Quý khách vào mục đích tham khảo.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào