Có thế đóng gấp rút BHXH tự nguyện trong 10 năm để được hưởng lương hưu hay không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH có quy định:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
Ngoài ra, Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị đình này cũng có quy định:
Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo quy định này thì khi đã đóng đủ ít nhất 10 năm BHXH và người đóng bảo hiểm đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định thì mới được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu (tức đóng 1 lần những năm còn thiếu cho đủ 20 năm) để được hưởng lương hưu.
Như vậy có thể hiểu rằng bạn phải đóng ít nhất 10 năm bảo hiểm xã hội cho mẹ mình theo các phương thức đóng nên trên thì mới được đóng 1 lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Theo thông tin bạn cung cấp thì mẹ bạn sinh 1/1/1970 thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Hiệu lực từ ngày 1/1/2021) thì đến tháng 5/2027 mẹ bạn mới đủ tuổi nghỉ hưu.
Vậy nên nếu bây giờ bạn bắt đầu đóng BHXH cho mẹ bạn thì mười năm nữa thì mẹ bạn đã đủ tuổi nghỉ hưu, lúc đó anh có thể đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để mẹ anh được hưởng lương hưu.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy