DN có bao nhiêu lao động mới ký thỏa ước lao động tập thể?
Điều 73 Bộ luật Lao động 2012 quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
- Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
- Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
Tại Điều 6 Bộ luật này cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, việc lập thỏa ước lao động tập thể là quyền của người sử dụng lao động. Nếu đã lập thỏa ước lao động tập thể thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện thỏa ước đó. Hơn nữa, tại Bộ luật lao động cũng không có quy định trực tiếp bắt buộc phải lập thỏa ước lao động tập thể.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
- Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
- Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
- Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
- Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
Tại Điều 6 Bộ luật này cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
- Người sử dụng lao động có quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể;
- Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện thỏa ước lao động tập thể.
Theo đó, việc lập thỏa ước lao động tập thể là quyền của người sử dụng lao động. Nếu đã lập thỏa ước lao động tập thể thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải thực hiện thỏa ước đó. Hơn nữa, tại Bộ luật lao động cũng không có quy định trực tiếp bắt buộc phải lập thỏa ước lao động tập thể.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 15 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
- Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
- Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
Theo đó, trong trường hợp đã lập thỏa ước lao động tập thể mà không gửi thỏa ước này đến cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hay không công bố nội dung của thỏa ước mới bị xử phạt.
Như vậy, từ những căn cứ nêu trên thì việc ký kết thỏa ước lao động tập thể là không bắt buộc. Doanh nghiệp của bạn có thể ký kết thỏa ước lao động tập thể mà không phụ thuộc vào số lượng người lao động.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật