Dự thi viên chức có cần phiếu lý lịch tư pháp?

Hiện nay hồ sơ dự thi viên chức có cần phiếu lý lịch tư pháp không? Nếu có thì phiếu số 1 hay số 2?

Khoản 8 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định:

Người đăng ký dự tuyển viên chức nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính.

Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức...

Cũng theo Khoản 9 Điều 2 Nghị định trên: Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức để xuất trình bản chính các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển theo quy định và ký hợp đồng làm việc...

Như vậy, theo quy định hiện hành, thành phần hồ sơ khi đăng ký thi tuyển viên chức chỉ còn Phiếu đăng ký dự tuyển theo mẫu ban hành kèm Nghị định 161/2018/NĐ-CP hoặc một số văn bằng chứng chỉ (có sao y theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng). Các văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, giấy tờ,... chỉ phải xuất trình bản chính sau khi đã trúng tuyển để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển cũng như ký hợp đồng làm việc.

Như vậy, phiếu lý lịch tư pháp không bắt buộc phải có trong hồ sơ dự tuyển viên chức. 

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiếu lý lịch tư pháp

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào