Quy định công tác huấn luyện an toàn lao động và vệ sinh lao động
1. Về đối tượng huấn luyện ATLĐ-VSLĐ: được quy định tại điều 4 - Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 gồm 04 nhóm đối tượng:
“ Điều 4. Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 139 Điều 150 Bộ luật lao động được cụ thể thành các nhóm sau:
1. Nhóm 1: Người làm công tác quản lý (trừ trường hợp kiêm nhiệm theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này) bao gồm:
a. Giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp; người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp; người phụ trách công tác hành chính, nhân sự; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b. Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã; chủ hộ kinh doanh cá thể; chủ hộ gia đình có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động;
c. Thủ trưởng và cấp phó: các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân; tổ chức nước ngoài; tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
2. Nhóm 2:
a) Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người làm công tác quản lý kiêm phụ trách công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3. Nhóm 3:
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vệ sinh lao động theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư này (phụ lục I)
4. Nhóm 4:
Người lao động không thuộc 3 nhóm nêu trên (bao gồm cả lao động là người Việt Nam, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động).”
2. Về nội dung huấn luyện ATLĐ-VSLĐ đối với đối tượng nhóm 4:
Được quy định tại Khoản 4 - Điều 5 của Thông tư số 27/2013/TT- BLĐTBXH ngày 18/10/2013:
“ Điều 5. Nội dung huấn luyện
1. Huấn luyện nhóm 4
Nội dung huấn luyện nhóm 4 gồm 2 phần sau:
a. Phần 1: Huấn luyện kiến thức chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động (huấn luyện tập trung);
b. Phần 2: Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.”
3- Về tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện ATLĐ-VSLĐ : Được quy định tại Khoản 1 - điều 7 - Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013:
“ Điều 7. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện, lưu trữ hồ sơ giảng viên
1. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện
a. Huấn luyện kiến thức chung
Giảng viên là người có trình độ đại học trở lên và có một trong các điều kiện sau:
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các hội, đoàn thể, cơ quan nghiên cứu;
- Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm làm công việc về an toàn lao động vệ sinh lao động ở các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và có Giấy chứng nhận Giảng viên huấn luyện được cấp tại Tổ chức hoạt động dịch vụ huấn luyện có đủ năng lực do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết đinh lựa chọn.
b. Huấn luyện chuyên ngành
+ Huấn luyện thực hành nhóm 4: Giảng viên có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên hoặc người có kinh nghiệm làm việc thực tế ít nhất 5 năm.”
Theo quy định về tiêu chuẩn giảng viên như trên, người lao động nhóm 2 nhóm 3 tại các doanh nghiệp, đơn vị đã được huấn luyện về ATLĐ-VSLĐ và được cấp chứng chỉ huấn luyện nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên thì hoàn toàn có khả năng thực hiện việc huấn luyện ATLĐ-VSLĐ cho người lao động thuộc nhóm 4 tại doanh nghiệp, đơn vị ./.
Thư Viện Pháp Luật