Sao lưu dự phòng trong hoạt động ngân hàng quy định như thế nào?
Theo Điều 22 Thông tư 09/2020/TT-NHNN (Có hiệu lực từ 01/01/2021) quy định về sao lưu dự phòng như sau:
Tổ chức thực hiện sao lưu dự phòng bảo đảm an toàn dữ liệu như sau:
- Lập danh sách hệ thống thông tin theo cấp độ quan trọng cần được sao lưu, kèm theo thời gian lưu trữ, định kỳ sao lưu, phương pháp sao lưu và thời gian kiểm tra phục hồi hệ thống từ dữ liệu sao lưu.
- Dữ liệu của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải có phương án tự động sao lưu phù hợp với tần suất thay đổi của dữ liệu và bảo đảm nguyên tắc dữ liệu phát sinh phải được sao lưu trong vòng 24 giờ; dữ liệu của các hệ thống thông tin còn lại thực hiện sao lưu định kỳ theo quy định của tổ chức.
- Dữ liệu sao lưu của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải được lưu trữ ra phương tiện lưu trữ ngoài (như băng từ, đĩa cứng, đĩa quang hoặc phương tiện lưu trữ khác) và cất giữ, bảo quản an toàn tách rời với khu vực lắp đặt hệ thống thông tin nguồn ngay trong ngày làm việc tiếp theo ngày hoàn thành việc sao lưu.
- Kiểm tra, phục hồi dữ liệu sao lưu từ phương tiện lưu trữ ngoài theo định kỳ tối thiểu:
+ Một năm một lần đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên;
+ Hai năm một lần với các hệ thống khác.
Trên đây là nội dung về sao lưu dự phòng trong hoạt động ngân hàng theo quy định mới nhất.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật