Tranh chấp hợp đồng thương mại có nên giải quyết bằng trọng tài?
Căn cứ: Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Trọng tài thương mại 2010.
Đối với các tranh chấp liên quan tới kinh doanh, thương mại thì các bên đều có thể lựa chọn Tòa án hoặc trọng tài để giải quyết, mỗi phương án sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Tố tụng Tòa án |
Tố tụng trọng tài |
|
Ưu điểm |
- Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.
- Mang tính cưỡng chế cao do Toà án là cơ quan xét xử của Nhà nước. - Mức án phí được quy định rõ ràng. |
- Giải quyết bí mật. - Ngôn ngữ đa dạng, được quyền lựa chọn ngôn ngữ. - Các bên có quyền lựa chọn địa điển giải quyết tranh chấp. - Trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì các bên được lựa chọn luật áp dụng. - Được lựa chọn trọng tài. - Các quyết định của trọng tài được công nhận quốc tế thông qua công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước New York 1958. |
Hạn chế |
- Phán quyết có thể bị kháng cáo, kháng nghị. - Quá trình tố tụng có thể bị kéo dài do trải qua nhiều cấp xét xử. - Không được quyền lựa chọn Thẩm phán xét xử. |
- Phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm nên các bên đương sự không có cơ hội kháng cáo , kháng nghị. |
Như vậy, trong điều khoản giải quyết tranh chấp bạn có thể chọn Tòa án hoặc trọng tài, mỗi phương án sẽ có ưu nhược điểm riêng.
Trên thực tế với các hợp đồng ký với đối tác nước ngoài thì các bên thường chọn Trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Trường hợp công ty bạn ký hợp đồng với đối tác nước ngoài không có pháp nhân tại Việt Nam và bên bạn là bên soạn thảo hợp đồng thì nên đưa điều khoản xử lý tranh chấp tại các Trung tâm trọng tài của Việt Nam, bởi Trọng tài có ưu thế về bảo mật thông tin, có các trọng tài viên là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực mà công ty bạn kinh doanh, phán quyết là chung thẩm và thời gian giải quyết không kéo dài như tố tụng tại Tòa án.
Trân trọng!