Về kê biên bán đấu giá tài sản

Chấp hành viên A, kê biên tài sản của đương sự B (B đồng ý cho cơ quan THA kê biên tài sản để bán đấu giá trong việc THA). Tuy nhiên, sau khi kê biên bán đấu giá thì A lại không thông báo các giấy tờ liên quan cho các đồng sở hữu. Giờ tài sản đã bán đấu giá xong, vậy hậu quả pháp lý của việc này như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 quy định: “Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó”

Quy định này tạo điều kiện cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động thi hành án kịp thời có được thông tin cần thiết về quá trình và kết quả thi hành án. Trong trường hợp không đồng ý với các quyết định thi hành án thì họ có thể kịp thời thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vì vậy, trường hợp bạn nêu: Chấp hành viên A kê biên tài sản của đương sự B (B đồng ý cho cơ quan THA kê biên tài sản để bán đấu giá trong việc THA). Tuy nhiên, sau khi kê biên bán đấu giá thì A lại không thông báo các giấy tờ liên quan cho các đồng sở hữu là không đúng với quy định của pháp luật. Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người có quyền, lợi ích liên quan đến khối tài sản của B có quyền khiếu nại đối với hành vi không gửi thông báo cho mình của Chấp hành viên A. Nếu có thiệt hại phát sinh từ việc kê biên, phát mại tài sản của B và các đương sự có quyền, lợi ích liên quan có khiếu nại đòi bồi thường thì phải huỷ kết quả định giá, bán đấu giá khối tài sản nêu trên và tổ chức định giá, bán đấu giá lại tài sản theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kê biên tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào