Làm thế nào khi tài sản thi hành án có tranh chấp?

Theo quyết định hòa giải thành bà Long nhận số nợ 1 tỷ đồng đã vay của tôi và chấp nhận trả nợ cho tôi theo quyết định của Tòa án là lấy tài sản của bà Long đứng tên đã thế chấp cho tôi làm tài sản thi hành án cho khoản nợ vay 1 tỷ. Tôi đã làm các bước hồ sơ ngăn chặn tài sản và thời gian tự nguyện thi hành án đã hết, bên phải thi hành án đã dùng thủ đoạn đưa ra lý do đang có tranh chấp giữa con cái trong gia đình. Vậy, cho tôi hỏi phải làm sao để ngăn chặn việc giả dối này để nhằm cố tình kéo dài thời gian cưỡng chế thi hành án thì tôi phải đơn gửi đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?

Trường hợp bạn hỏi, khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 quy định những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có “tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Căn cứ Điều 75 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp thì trường hợp cưỡng chế đối với tài sản của người phải thi hành án mà có tranh chấp với người khác thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế và yêu cầu đương sự, người có tranh chấp khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chấp hành viên xử lý tài sản đã kê biên theo quyết định của Toà án, cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chấp hành viên yêu cầu mà đương sự, người có tranh chấp không khởi kiện tại Toà án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì tài sản được xử lý để thi hành án theo quy định của Luật này.

Vì vậy, bạn cần liên hệ với Tòa án và cung cấp các tài liệu cần thiết liên quan đến tài sản để để nghị Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp tài sản khách quan, đảm bảo thi hành án.

 

 

 

 

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào