Trách nhiệm của đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực
Theo Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BCT (Có hiệu lực từ 26/10/2020) thì đơn vị được cấp giấy phép hoạt động điện lực có những trách nhiệm sau đây:
- Hoạt động điện lực theo đúng nội dung quy định trong giấy phép.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở, văn phòng giao dịch, loại hình hoạt động, phạm vi hoạt động, thời hạn của giấy phép, đơn vị phải thực hiện thủ tục đề nghị sử a đổi, bổ sung giấy phép.
- Lâp hồ sơ đề nghị ̣sửa đổi giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp bị thu hồi một phần lĩnh vực, phạm vi hoạt động.
- Đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật trong suốt thời gian hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy đối với hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện.
- Nộp đầy đủ các loại phí liên quan đến giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
- Không cho thuê, cho mượn, tự sửa chữa nội dung giấy phép hoạt động điện lực.
- Trước ngày vận hành thương mại, các đơn vị phát điện có trách nhiệm hoàn thành:
+ Ký kết Hợp đồng mua bán điện theo quy định (trừ các nhà máy thủy điện thuộc Danh mục nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Danh mục các nhà máy điện phối hợp vận hành với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Công Thương phê duyệt; các nhà máy thủy điện hạch toán phụ thuộc các Tổng công ty Điện lực theo Văn bản đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam);
+ Hệ thống SCADA phục vụ̣ vận hành hệ thống điện và thị trường điện theo quy định;
+ Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ vận hành thị trường điện (đối với các nhà máy tham gia thị trường điện);
+ Các nội dung quy định khác về quản lý, vận hành nhà máy điện tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra và chấp hành quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng giấy phép và đảm bảo các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.
- Lưu giữ bản chính giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp tại trụ sở đơn vị và bản sao giấy phép hoạt động điện lực tại văn phòng giao dịch của đơn vị.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực, đơn vị được cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm gửi bản sao Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp đến cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực tại địa phương.
- Trách nhiệm báo cáo
+ Trước ngày 01 tháng 3 hàng năm, báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực, Sở Công Thương tại địa phương về tình hình hoạt động trong lĩnh vực được cấp phép của năm trước theo các Mẫu 4a, 4b, 4c và 4d quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này bằng phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử;
+ Báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 60 ngày trước ngày ngừng hoạt động điện lực hoặc chuyển giao hoạt động điện lực bằng phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính;
+ Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin khi cơ quan cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
- Trước khi giấy phép hoạt động điện lực hết thời hạn 30 ngày, đơn vị điện lực được cấp giấy phép có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và thực hiện trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật