Các bên có quyền đầu tư tài sản cố định vào "tài sản công" mượn từ hoạt động liên kết hay không?
Theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 2 Nghị định 151/2017/NĐ-CP có quy định các đối tượng sau:
“5. Tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội.
6. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công.”
Khi đó, hoạt động liên kết giữa 2 chủ thể này sẽ thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 151/2017/NĐ-CP. Theo Khoản 4 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP:
“4. Các hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết:
a) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;
b) Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;
c) Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.”
Theo đó khi liên doanh, A và B phải có sự thỏa thuận, phân chia việc quản lý sử dụng tài sản của mình và được chia kết quả từ việc đầu tư tài sản cố định theo tỷ lệ phần trăm ban đầu của các bên đã thỏa thuận.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật