Ai được quyền mua cổ phần ưu đã biểu quyết?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy cổ phần ưu đãi biểu quyết hiểu đơn giản là nó có số phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông.
Theo khoản 3 Điều 113 Luật này có quy định:
Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.
Như vậy, chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Trân trọng!
Nguyễn Đăng Huy