Về tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ nhân HN
Căn cứ Quy chế xét tặng danh hiệu NNHN ban hành kèm theo Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND của UBND Thành phố:
1) Tại Khoản 2, Điều 3 quy định: Người được xét tặng danh hiệu phải có ít nhất 5 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao và 10 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật đạt một trong 3 yêu cầu: (i) đạt giải thưởng vàng, bạc, đồng hoặc tương đương tại các hội chợ triển lãm...; (ii) được chọn trưng bày trong bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử; (iii) được chọn làm mẫu dạy nghề tại cơ sở dạy nghề.
Như vậy, trường hợp những người không có sản phẩm đạt giải thưởng theo quy định, nhưng có sản phẩm được chọn trưng bày trong bảo tàng, công trình văn hóa, di tích lịch sử hoặc được chọn làm mẫu dạy nghề tại cơ sở dạy nghề thì vẫn được được Hội đồng xem xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân HN.
2) Theo khoản 4, Điều 3 và tiết đ, khoản 1, Điều 5 quy định: Những người do đặc thù nghề chưa đủ tiêu chuẩn về đào tạo truyền nghề đủ số người, hay chưa đủ thâm niên nghề theo quy định, …vẫn được xem xét để phong tặng danh hiệu Nghệ nhân HN, với điều kiện, phải có đơn trình bày rõ lý do gửi Hội đồng xét tặng xem xét, quyết định.
Tóm lại, Hội đồng chỉ xem xét, thẩm định những hồ sơ cá nhân đạt đủ tiêu chuẩn Nghệ nhân Hà Nội hoặc những nghề có tính chất đặc thù như nêu trên.
3) Hiện nay, rất nhiều cơ quan, đơn vị đã tổ chức các cuộc thi, hội chơ, triển lãm như: Hội thi sản phẩm thủ công do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức thường niên; Cuộc thi triển lãm sản phẩm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức định kỳ 2 năm một lần; Cuộc thi sáng tạo kiểu dáng sản phẩm do VCCI tổ chức; Cuộc thi triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc do Bộ VHTTDL tổ chức; Bộ Công Thương tổ chức bình chọn sản phẩm CN nông thôn tiêu biểu, … Đây là cơ hội cho các nghệ nhân, thợ giỏi thể hiện tài năng của mình và giành giải thưởng.
Thư Viện Pháp Luật