Tài sản đang thế chấp ngân hàng có bị tịch thu hay không?
Theo Điểm c Khoản 4 Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì chỉ bị tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển khi vận chuyển hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng hoặc đã vi phạm nhiều lần.
Như vậy, nếu xe bạn vận chuyển hàng cấm 2.750 bao thuốc lá hiệu 555 có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc đã vi phạm nhiều lần sẽ bị tịch thu xe theo quy định.
Theo Khoản 1 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cách xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, cụ thể:
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu không thuộc các trường hợp trên tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá thì thành lập hội đồng để bán đấu giá.
Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá;
Mặt khác, tại Khoản 4 Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sau khi trừ các chi phí theo quy định tại khoản này và phù hợp với quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Cho nên, phương tiện của bạn đang bị tịch thu là tài sản sử dụng để vận chuyển hàng hóa cấm và đang thế chấp tại ngân hàng thì phương tiện của bạn sẽ thuộc trường hợp phải tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá tài sản. Còn việc xử lý tiền thu được từ bán đấu giá phương tiện vi phạm chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, bạn có thể xin hướng dẫn cụ thể cơ quan có thẩm quyền.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật